

Hà Nội, TP.HCM: Số ca mắc sởi, tay chân miệng ở mức cao
- trienkhaiweb
- Tháng 3 10, 2025
- 0 Comments
Bệnh tay chân miệng là bệnh do vi rút gây ra, dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ mắc bệnh có những bọng nước ở bàn tay, bàn chân, mông, miệng và lưỡi… nên gọi là tay chân miệng.
Thực trạng mắc tay chân miệng tại Hà Nội và TP.HCM
Báo Quân đội Nhân dân đưa tin: Tuần đầu tháng 3, Hà Nội ghi nhận 35 trường hợp mắc tay chân miệng, bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 16 quận, huyện, thị xã; 30 xã, phường, thị trấn, không tử vong, tăng 1 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2025, Hà Nội ghi nhận 165 trường hợp, không có tử vong; tăng với cùng kỳ năm 2024. Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 28 quận, huyện, thị xã. Trong tuần không ghi nhận ổ dịch, cộng dồn năm 2025 ghi nhận 2 ổ dịch đang hoạt động.
Trong tuần 9, TP. Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 157 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 62,3% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2025 đến tuần 9 là 1.098 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm Quận 8, Quận 6 và quận Bình Tân.
Hà Nội, TP.HCM: Số ca mắc sởi, tay chân miệng ở mức cao
Tại sao bệnh tay chân miệng nguy hiểm?
- Dễ lây, đặc biệt với nhóm tuổi đang đi nhà trẻ
- Chưa có thuốc phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
- Có biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim… gây tử vong
Dấu hiệu và diễn tiến của tay chân miệng
- Trong 2 ngày đầu: trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, khó ăn và tiêu chảy
- Từ ngày thứ 3: trẻ bớt sốt, nhưng các bọng nước phát ra nhiều. Bọng nước trong miệng và trên lưỡi làm trẻ đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước miếng. Bọng nước phát ra nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và gối. Bọng nước bể ra, đóng thành vảy, khi lành để lại những vết thâm.
- Biến chứng xảy ra từ ngày thứ 2 đến thứ 5. Trẻ sốt cao, quấy khóc, lừ đừ, co giật, yếu tay chân…
- Nếu không có biến chứng thì trẻ lành bệnh sau 7 – 10 ngày.
Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng tại nhà
- Hạ sốt: Trẻ bệnh không có biến chứng sốt nhẹ. Nếu sốt trên 38,5 độ thì cho uống Paracetamol liều từ 10-15mg/ kg/ lần. Khoảng 5-6 giờ một lần. Có thể thay thuốc bằng viên Efferalgan nhét đít
- Cho ăn uống đầy đủ, đồ mát, dễ tiêu.
- Trẻ bị loét miệng nên cần cho trẻ ăn lỏng, thức ăn mềm, đồ ăn để nguội mát và chia làm nhiều bữa. Cho trẻ uống nhiều nước, uống nước mát.
- Giữ vệ sinh cho trẻ: Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn. Tắm rửa, vệ sinh cho trẻ nhẹ nhàng hàng ngày bằng nước sạch, tránh làm vỡ các bọng nước khi vệ sinh.
Tránh lây nhiễm cho trẻ khác trong nhà
- Quần áo của trẻ bệnh cần được giặt riêng với xà phòng và phơi ngoài nắng. Bình sữa, ly nước, đồ chơi… nên rửa sạch bằng xà bông và phơi nắng
- Trẻ bệnh và trẻ lành không chơi với nhau, không chơi chung đồ chơi. Người lớn sau khi tiếp xúc với trẻ thì nên rửa tay sạch sẽ bằng xà bông.
- Theo dõi biến chứng thần kinh và tim mạch từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 và đưa đi viện ngay khi:
- Sốt cao hơn 39 độ hoặc sốt cao kéo dài
- Trẻ quấy khóc, nôn nhiều, ngủ lịm, ngất lịm, giật mình, run tay chân, thở nhanh…
Đường lây bệnh tay chân miệng
Tay Chân Miệng là bệnh dễ lây, ai cũng có thể bị nhiễm vi rút nhưng không phải hễ nhiễm vi rút là biểu hiện bệnh. Trẻ còn bú, trẻ dưới 5 tuổi dễ bị bệnh do sức đề kháng còn yếu
Vi rút gây bệnh có nhiều trong dịch tiết mũi họng, nước bọt, bọng nước và phân người bệnh. Bệnh lây qua do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết hoặc phân người bệnh.
Khi bị phát tán ra bên ngoài, vi rút vẫn sống trên đồ dùng, sàn nhà, ly, chén, khăn, quần áo và lây qua những đồ dùng này
Vi rút có thể còn ở đường ruột và tiếp tục lây qua phân chừng một tháng sau khi khỏi bệnh
Dịch Tay Chân Miệng thường thường xảy ra vào mùa hè, mùa thu. Một người có thể mắc bệnh 2-3 lần trong một vụ dịch. Do đó, cần chăm sóc những trẻ đã mắc bệnh như những trẻ khác để ngừa bị lây bệnh.
Đang được quan tâm
Phụ huynh: Tôi sẽ nổi điên nếu con phải đọc văn có cảnh sex trần trụi


Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng


Cùng chuyên mục
Cô giáo ở Nam Định dũng cảm lao xuống sông cứu học sinh lớp 12 nhảy cầu


Thành phố Hà Nội nghiên cứu triển khai miễn phí bữa trưa cho học sinh


TP.HCM: Ca mắc bệnh tay chân miệng tăng 40% trong một tuần, nhiều trẻ diễn biến nặng


Bộ Y tế thành lập 15 tổ kiểm tra đột xuất về dược phẩm, mỹ phẩm, sữa


8 Nguyên tắc phòng tránh điện giật cho trẻ em khi vui chơi, nghỉ hè


Phát hiện ca bệnh giun rồng thứ 26 tại Việt Nam: Trẻ em, học sinh có nguy cơ mắc bệnh không?


Dấu hiệu để phụ huynh phân biệt hành vi bình thường với hành vi trầm cảm ở học sinh, thanh thiếu niên


