Nhiều điểm trường thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt
- trienkhaiweb
- Tháng năm 15, 2024
- 0 Comments
Thường xuyên sử dụng nước không đảm bảo, trẻ có nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như các bệnh về tiêu hoá, tả, thương hàn, nhiễm giun, sán…
Hiện nay, việc đảm bảo nước sạch cho học sinh đã có sự quan tâm đầu tư tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều nơi, trẻ em vẫn còn nhiều thiệt thòi, chưa có điều kiện để sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo cho việc ăn uống và sinh hoạt. Đặc biệt là ở khu vực miền núi, những địa phương bị nhiễm phèn, nhiễm mặn… Theo số liệu chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30% trường học ở Việt Nam đang thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh cá nhân, tương ứng với khoảng 6,4 triệu học sinh.
Nhiều điểm trường thiếu nước sinh hoạt, các thầy cô giáo phải đi bộ để “tìm nước” cho học sinh
Thiếu nước sạch, trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiêu hoá
Theo WHO, khoảng 80% bệnh tật có liên quan tới chất lượng nước và tình trạng vệ sinh môi trường. Nhiều loại vi khuẩn, vi rút sinh sống và phát triển trong nguồn nước nhiễm bẩn từ đó lây truyền dịch bệnh cho người và động vật.
Chia sẻ với báo Vnexpress, Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cho biết nguồn nước nhà vệ sinh không cung cấp đủ, sau khi đi vệ sinh trẻ không có nước rửa tay, dễ mắc bệnh liên quan đường tiêu hóa đầu tiên, lây truyền qua đường phân – miệng. Không có xà phòng rửa sau khi đi vệ sinh còn khiến trẻ dễ lây nhiễm siêu vi gây nhiễm trùng đường đường ruột, mắc bệnh ngoài da.
Đảm bảo nước sạch cho học sinh giúp phòng ngửa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểmTrong các bệnh lý đường tiêu hóa, tiêu chảy là bệnh dễ lây nhiễm cho trẻ đứng hàng thứ hai chỉ sau hô hấp. Khi bị mắc tiêu chảy, trẻ đau bụng, có thể gây ra những cơn đau quặn bụng dữ dội kèm theo phân có máu và nôn mửa.
Ngoài ra, việc sử dụng nước không đảm bảo cũng là nguyên nhân của bệnh kiệt lị, tả… Biểu hiện của bệnh thường là nôn và tiêu chảy nghiêm trọng, người bệnh mất nước, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm khác
Không chỉ thông qua đường ăn uống trực tiếp vào cơ thể, việc đi vệ sinh nhưng không có nước sạch để rửa tay cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh truyền nhiễm, viêm gan A, các bệnh ngoài da…
Theo đó, bệnh viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng, tiếp xúc với phân, nước tiểu chất thải từ người bệnh. Trẻ có thể mắc bệnh này sau khi đi vệ sinh nhưng không rửa tay bằng xà phòng rồi đưa tay lên miệng hoặc ăn uống.
N Đa phần các bệnh về mắt, bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua nước. Bởi vậy, để phòng tránh các bệnh này cần có đủ nước sạch để sử dụng hằng ngày.
Các bệnh nêu trên gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các em học sinh, gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập và đời sống của các em.
Nước sạch học đường là Dự án thuộc Chương trình Sức khoẻ học giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là là chương trình hành động tổng thể, thiết thực, quy mô toàn quốc nhằm truyền thông nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn kết gia đình, nhà trường chung tay giáo dục, xây dựng môi trường sống và học tập đủ nước sạch; triển khai các nhóm giải pháp kết nối nguồn lực xã hội nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận, sử dụng nước sạch cho các trường học trên cả nước. |
Đang được quan tâm
Phụ huynh: Tôi sẽ nổi điên nếu con phải đọc văn có cảnh sex trần trụi
Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng
Lễ công bố và ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020-2025
Cùng chuyên mục
Liên hệ chương trình: Công ty TNHH Truyền thông UNICOM
Địa chỉ: Tầng 4. Toà nhà An Bình, số 3, Trần Nguyên Đán, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 024 3640 0671
Email: suckhoehocduong.info@gmail.com