

6 NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở TRẺ EM
- trienkhaiweb
- Tháng 2 28, 2025
- 0 Comments
Thừa cân, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân, gây nguy hại tới sức khỏe.Trẻ em thừa cân béo phì có nguy cơ mắc các bệnh như người trưởng thành nhưng có thể nặng hơn do thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến nội tiết và tâm lý của trẻ.
Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số BMI
Chỉ số thể trọng hay chỉ số khối lượng cơ thể, thường được biết đến với tên viết tắt là BMI (Body Mass Index). Chỉ số này do nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đề xuất vào năm 1832. Đây là một chỉ số được dùng phổ biến nhất do có cách tính đơn giản nhất giúp cho chúng ta dễ dàng và nhanh chóng phát hiện người gầy ốm, suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì với các mức độ nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng và trong cộng đồng.
Đối với người trưởng thành, chỉ số BMI được áp dụng cho cả nam và nữ, không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già và một số trường hợp bệnh lý. Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét (m) như sau:
Cân nặng (kg)
Chỉ số thể trọng = BMI = ———————————
[Chiều cao (m)]2

Trẻ em thừa cân, béo phì và cách phòng chống
Thực hiện các quy tắc:
- Hạn chế các đồ ăn chiên, rán, xào, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt,…
- Ăn đúng bữa. Không ăn vặt. Ăn cân đối, đa dạng các loại thực phẩm.
- Tăng cường ăn cá, hải sản, rau xanh và hoa quả ít ngọt.
- Nên uống sữa không đường.
- Không bỏ bữa sáng trước khi đi học; nên nhai kỹ, ăn chậm và ăn đều đặn, đúng giờ.
- Thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng (từ 3-6 tháng/ lần).
- Tăng cường vận động thể lực, chơi thể thao, làm việc nhà. Nên ngủ sớm, hạn chế xem tivi, chơi điện tử,…
Đang được quan tâm
Phụ huynh: Tôi sẽ nổi điên nếu con phải đọc văn có cảnh sex trần trụi


Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng


Lễ công bố và ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020-2025


Cùng chuyên mục
