

Dấu hiệu để phụ huynh nhận biết khi con bị bạo lực học đường
- trienkhaiweb
- Tháng 4 18, 2025
- 0 Comments
Khi lớp học tắt camera, liệu trẻ em, học sinh có đang được an toàn? Chỉ cần để ý và quan sát con kỹ hơn, ba mẹ có thể biết được trẻ em, học sinh có bị bạo lực trên trường hay không nhờ vào các dấu hiệu dưới đây!
04 nghi vấn trẻ mầm non bị bạo hành
- Thứ nhất, khi đón trẻ về từ cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh thấy con có những vết lạ trên cơ thể như bị bầm, chấn thương ở đâu đó trên cơ thể bé.
- Thứ hai, tâm lý của bé có nhiều bất thường. Bé đi học về và khóc nhiều, khó chịu, giật mình khi ngủ, gặp ác mộng, khóc trong giấc ngủ, hay bị hoảng sợ, có thể hoảng sợ ngay cả khi ba mẹ nói lớn.
- Thứ ba, bỗng nhiên sợ cô giáo, sợ đi học, nhắc tới việc đi học thì rất sợ, chỉ muốn ở nhà, đưa trẻ tới trường trẻ quấy khóc, không muốn vào lớp.
- Thứ tư, bỗng nhiên có thể biếng ăn, không tích cực với các hoạt động. Trong những trường hợp nghi vấn trẻ bị bạo hành nặng, bị stress lâu ngày thì nhắc tới việc đi học, trẻ bỗng nhiên bị sốt cao, bị nôn ói.

Dấu hiệu khi học sinh bị bạo lực học đường
Phụ huynh cần để ý nếu trẻ có những biểu hiện như:
- Áo quần, sách vở, đồ dùng bị rách, mất hay hủy hoại khi đi học về; có vết cắt, cào, bầm không giải thích được; có ít bạn bè chơi đùa; sợ đi học, sợ đi bộ đến trường và về nhà, hay tham gia sinh hoạt có tổ chức với bạn bè; đi đường vòng để đến trường hay về nhà.
- Trẻ gặp vấn đề ở trường học cũng thường có biểu hiện không còn hứng thú làm bài, hay thình lình học sút hẳn. Lộ vẻ buồn rầu, vui buồn bất thường, khóc, hay trầm cảm khi từ trường về.
- Thường xuyên than nhức đầu, đau bụng hay các triệu chứng bệnh khác không có nguyên do. Khó ngủ và thường xuyên bị ác mộng; ăn không ngon; lộ vẻ lo lắng và giảm lòng tự tin.

Phụ huynh cần phải làm gì khi con bị bạo lực học đường
Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là bảo đảm con được để mắt và an toàn; lắng nghe và chia sẻ, hỏi rõ điều gì đã xảy ra, ở đâu, khi nào, có bao nhiêu người là nạn nhân giống con. Cùng với đó, dự báo những nguy cơ có thể tiếp diễn, những hành vi leo thang có thể xảy ra.
Cha mẹ cũng cần báo cáo với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường, đề nghị phối hợp giám sát. Đồng thời, tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý từ chuyên gia. Làm việc với nhóm bắt nạt, yêu cầu hỗ trợ tâm lý cho kẻ bắt nạt và nhóm a dua…
Để phòng ngừa bị bạo lực học đường, cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề cho con, rà soát các ý tưởng tự hại hoặc tự sát. Cung cấp kiến thức để con hình thành thói quen vệ sinh sức khỏe tâm thần.
Đồng thời, dạy kỹ năng ứng phó với bạo lực trực tiếp (như, bình tĩnh và tự tin, nói dừng lại, nếu đi quá giới hạn sẽ báo cáo; tự bảo vệ bản thân, tìm kiếm sự giúp đỡ xung quanh, ghi lại chứng cứ) và trực tuyến (không phản hồi, lưu bằng chứng; chặn, báo cáo) một cách đúng đắn. Mục tiêu là phải giáo dục sự thấu cảm, đi đến cam kết không tái phạm hành vi và những hình thức quản lý giám sát.

Đang được quan tâm
Phụ huynh: Tôi sẽ nổi điên nếu con phải đọc văn có cảnh sex trần trụi


Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng


Lễ công bố và ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 – 2025


Cùng chuyên mục
Nhận diện dòng chảy xa bờ: Bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ đuối nước ngay từ bờ biển


Bị bắt nạt ở trường, làm sao để con tin tưởng chia sẻ với bố mẹ?


Liên hệ chương trình: Công ty TNHH Truyền thông UNICOM
Địa chỉ: Tầng 4. Toà nhà An Bình, số 3, Trần Nguyên Đán, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 024 3640 0671
Email: suckhoehocduong.info@gmail.com