

Thời tiết thất thường, trẻ nhập viện vì tiêu chảy tăng đột biến
- trienkhaiweb
- Tháng 4 1, 2025
- 0 Comments
Những ngày gần đây, số lượng trẻ nhập viện do tiêu chảy tăng đột biến, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Nguyên nhân chính được xác định là do thời tiết diễn biến thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ, khiến thức ăn dễ bị hư hỏng, nhiễm khuẩn.
Triệu chứng thường gặp và biến chứng nguy hiểm
BSCKI. Mạc Quốc Dũng, Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhập viện bao gồm ói nhiều liên tục, sốt cao, đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Đáng lo ngại, một số trẻ còn gặp biến chứng nặng như sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm trùng máu, phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc. Trường hợp bé N.N.T. (25 tháng tuổi, ở phường Tân Biên, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) là một ví dụ điển hình. Bé phải nhập viện điều trị do ói nhiều và đi cầu phân lỏng, được chẩn đoán bị tiêu chảy và viêm dạ dày. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng của bé đã ổn định hơn.
Bác sĩ thăm khám cho một bé bị tiêu chảy đang điều trị tại Khoa Tiêu hóa của bệnh viện
Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ tiêu chảy
Theo bác sĩ Dũng, việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách là rất quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và tránh lây lan cho người khác. Phụ huynh cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đủ chất, phù hợp với độ tuổi, bao gồm cháo, cơm, trái cây, sữa công thức và dung dịch bù nước điện giải oresol. Tránh quan niệm sai lầm về việc chỉ cho trẻ ăn cháo muối, đường. Phụ huynh cũng cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, nếu trẻ có các dấu hiệu như nôn ói liên tục, sốt cao không hạ, đi cầu nhiều lần (trên 3 lần/giờ hoặc 10 lần/ngày), cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Bệnh tiêu chảy lây qua đường phân – miệng, do đó cần rửa tay kỹ cho trẻ sau khi đi vệ sinh, xử lý chất thải của trẻ cẩn thận và tránh để trẻ dùng chung đồ dùng với người khác. Ngay cả khi trẻ đã đỡ bệnh, phụ huynh vẫn cần cho trẻ tái khám để bác sĩ đánh giá và chỉ định điều trị tiếp theo, tránh tình trạng bệnh tái phát.
Phòng tránh tiêu chảy cho trẻ như thế nào?
Để phòng tránh tiêu chảy cho trẻ, bác sĩ Dũng khuyến cáo phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, khử trùng đồ chơi và vật dụng thường xuyên. Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và bảo quản đúng cách, cho trẻ ăn chín uống sôi và tránh ăn lại thức ăn đã để lâu. Đặc biệt lưu ý khi trẻ đi học, không cho trẻ ăn uống các loại thực phẩm bán trước cổng trường mà không rõ ràng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc nắm rõ các kiến thức về phòng tránh và điều trị tiêu chảy sẽ giúp các bậc cha mẹ chăm sóc con cái tốt hơn.
Lan San
Đang được quan tâm
Phụ huynh: Tôi sẽ nổi điên nếu con phải đọc văn có cảnh sex trần trụi


Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng


Lễ công bố và ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 – 2025


Cùng chuyên mục
Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong cơ sở mầm non


