

6 hậu quả nghiêm trọng khi trẻ thiếu chất xơ
- trienkhaiweb
- Tháng 4 12, 2025
- 0 Comments
Việc thiếu chất xơ hàng ngày không chỉ gây táo bón mà còn là nguyên nhân dẫn đến một trong sáu hậu quả dưới đây, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Chất xơ: Thành phần quan trọng nhưng dễ bị bỏ quên
Chất xơ là một dạng carb có trong thực vật như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt. Không giống như tinh bột hay đường, chất xơ không bị tiêu hóa hoặc hấp thụ trong dạ dày và ruột non mà đi thẳng xuống ruột già, giúp hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết.
Thành phần quan trọng với sự phát triển của bé nhưng thường bị bỏ quên
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng bổ sung chất xơ đúng cách không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn có tác động tích cực đến hệ miễn dịch của trẻ, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Tại sao không nên để tới khi táo bón mới bổ sung chất xơ cho bé?
Sai lầm tai hại khi nhiều phụ huynh nghĩ chỉ khi trẻ táo bón mới bổ sung chất xơ
Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ em hiện nay chưa đạt mức khuyến nghị. Điều này có thể dẫn tới những tác động tiêu cực tới quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và cả hệ miễn dịch của trẻ, bao gồm:
Táo bón kéo dài: Chất xơ giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Khi thiếu hụt, phân trở nên khô cứng, khó đào thải, gây táo bón mãn tính, đau bụng và khó chịu.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Chất xơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho lợi khuẩn đường ruột. Khi thiếu chất xơ, vi khuẩn có hại có thể phát triển mạnh hơn, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và chướng bụng.
Hấp thu dinh dưỡng kém: Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh sẽ khiến cơ thể giảm khả năng hấp thu các dưỡng chất thiết yếu như vitamin và khoáng chất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Giảm sức đề kháng: Khoảng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột, và chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ vi sinh khỏe mạnh. Thiếu chất xơ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ ốm vặt.
Tăng nguy cơ béo phì và bệnh lý chuyển hóa: Chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế thói quen ăn vặt và kiểm soát đường huyết. Thiếu chất xơ có thể khiến trẻ dễ thèm ăn thực phẩm giàu đường và chất béo, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch sau này.
Rối loạn đường huyết: Chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, duy trì mức đường huyết ổn định. Khi chế độ ăn thiếu hụt chất xơ, trẻ có thể gặp tình trạng tăng đường huyết đột ngột, gây ảnh hưởng đến năng lượng và tâm trạng.
Lầm tưởng tai hại: Mọi chất xơ đều giống nhau
Có hai loại chất xơ quan trọng và rất cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Song, nhiều cha mẹ vẫn còn lầm tưởng chất xơ nào cũng giống nhau, dẫn đến tình trạng dù con ăn nhiều rau nhưng vẫn không cung cấp đủ loại chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan không tan trong nước, giúp tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột. Có thể tìm thấy chúng tại các loại thực phẩm như cám lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh (bông cải xanh, rau bina), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó)…
Chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan lại tan trong nước, tạo thành gel trong ruột, đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Chúng giúp làm mềm phân và ổn định đường huyết, nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Chất xơ hòa tan có thể tìm thấy nhiều ở yến mạch, đậu lăng, táo, lê, cam, cà rốt…
Hiểu rõ vai trò và sự khác biệt giữa chất xơ hòa tan và không hòa tan sẽ giúp cha mẹ xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo cung cấp đủ lượng và đa dạng các loại chất xơ cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Việc bổ sung chất xơ đầy đủ ngay từ bây giờ chính là đầu tư cho một tương lai khỏe mạnh và phát triển toàn diện của các bé.
Lan San
Đang được quan tâm
Phụ huynh: Tôi sẽ nổi điên nếu con phải đọc văn có cảnh sex trần trụi


Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng


Lễ công bố và ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 – 2025


Cùng chuyên mục
Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú


Cảnh báo nghịch lý “no năng lượng, đói vi chất” của trẻ em Việt


Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong cơ sở mầm non


