

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến ở trẻ bị xâm hại tình dục
Thứ Sáu, 11/04/2025 - 15:39
- trienkhaiweb
- Tháng 4 11, 2025
- 0 Comments
Xâm hại tình dục trẻ em không phải chuyện xa vời hay chỉ xảy ra ở đâu đó ngoài xã hội. Đôi khi, chính những thay đổi nhỏ trong cảm xúc, hành vi hay sức khỏe của trẻ lại là lời “cầu cứu” mà người lớn dễ dàng bỏ qua. Là cha mẹ, thầy cô, hay bất kỳ ai đang đồng hành cùng trẻ, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường là cực kỳ quan trọng để bảo vệ con khỏi những tổn thương không đáng có.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (0-5 tuổi) bị xâm hại tình dục
- Khóc, rên rỉ, la hét nhiều hơn bình thường.
- Bám víu hoặc quấn quýt bất thường với người chăm sóc.
- Từ chối rời khỏi những nơi “an toàn”.
- Khó ngủ hoặc ngủ liên tục.
- Mất khả năng giao tiếp, mất kiểm soát bàng quang và các dấu hiệu thụt lùi trong phát triển.
- Thể hiện sự hiểu biết hoặc quan tâm đến các hành vi tình dục không phù hợp với lứa tuổi.

Dấu hiệu trẻ trong độ tuổi tiểu học (6-9 tuổi) bị xâm hại tình dục
Phản ứng tương tự như trẻ từ 0–5 tuổi. Ngoài ra, có thể bao gồm:
- Sợ một số người, địa điểm hoặc hoạt động cụ thể, hoặc sợ bị tấn công.
- Cư xử như em bé (đái dầm hoặc muốn bố mẹ mặc quần áo cho).
- Đột ngột từ chối đến trường.
- Hay chạm vào bộ phận sinh dục.
- Tránh tiếp xúc với gia đình, bạn bè hoặc thu mình lại.
- Từ chối ăn hoặc đòi ăn liên tục.
Dấu hiệu thanh thiếu niên (10-19 tuổi) bị xâm hại tình dục
- Trầm cảm (buồn bã kéo dài), hay khóc hoặc tê liệt cảm xúc.
- Ác mộng hoặc rối loạn giấc ngủ.
- Gặp vấn đề ở trường hoặc tránh né việc đi học.
- Thể hiện sự tức giận hoặc gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè, gây gổ, không vâng lời hoặc thiếu tôn trọng người lớn/người có thẩm quyền.
- Có hành vi né tránh, bao gồm việc thu mình khỏi gia đình và bạn bè.
- Có hành vi tự hủy hoại bản thân (dùng chất kích thích, rượu, tự làm đau).
- Kết quả học tập thay đổi.
- Gặp vấn đề ăn uống, như ăn liên tục hoặc không muốn ăn.
- Có ý nghĩ hoặc xu hướng tự tử.
- Nói về việc bị lạm dụng, trải qua ký ức (flashback) về việc bị lạm dụng.
Nếu chứng kiến trẻ bị bạo lực, xâm hại hay cần được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ: Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111.
Theo UNICEF Viet Nam – Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc
Đang được quan tâm
E magazine, Giáo dục giới tính12 tháng
Phụ huynh: Tôi sẽ nổi điên nếu con phải đọc văn có cảnh sex trần trụi

2

An toàn trên môi trường mạng, E magazine12 tháng
Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng

2

Sức khỏe học đường TV1 năm
Lễ công bố và ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 – 2025

0

Cùng chuyên mục
Mầm non, THCS, THPT, Tiểu học, Tin tức3 ngày 

Nhận diện dòng chảy xa bờ: Bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ đuối nước ngay từ bờ biển

0

Chống bạo lực học đường, Tâm lý học đường, Tin tức1 tuần
Bị bắt nạt ở trường, làm sao để con tin tưởng chia sẻ với bố mẹ?

0

An toàn thực phẩm, Dinh dưỡng học đường, Tin tức2 tuần
Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú

0

