

Drama mạng lố bịch khiến phụ huynh “mất ăn mất ngủ”
- trienkhaiweb
- Tháng 4 3, 2025
- 0 Comments
Những ngày qua, mạng xã hội Việt Nam “dậy sóng” với hàng loạt drama lố bịch, trong đó có vụ việc liên quan đến streamer ViruSs. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh có con đang ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” vô cùng trăn trở, lo lắng.
Nỗi lo con “nhập tâm” drama, bỏ bê học hành
Chị Hoa (38 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) chia sẻ nỗi lo lắng khi con gái lớp 8 của chị liên tục kể về drama của ViruSs. Con gái chị theo dõi sát sao từng diễn biến, ai nói gì, ai tố cáo ai, quan điểm ra sao, bằng chứng thế nào.
“Tôi lo con nhập tâm quá vào các drama mà bỏ ăn bỏ học. Việc bạn bè ở trường ai ai cũng bàn tán về drama đang khiến con tôi không thoát ra khỏi được chuyện này,” chị Hoa bức xúc nói.
Tương tự, chị Hồ Thu Thủy (44 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) cũng khổ tâm khi con trai lớp 10 vùng vằng với mẹ chỉ vì drama trên mạng. “Tôi chỉ nhắc con tắt máy, phải đi ngủ sớm để mai còn đi học. Vậy mà con vùng vằng. Hai ngày sau mẹ con mới ngồi nói chuyện được với nhau, mới biết con hóng drama tình ái lăng nhăng rất nổi trên mạng. Con không quan tâm ai đúng ai sai, chỉ muốn hóng để khi bạn bè bàn luận còn có cái để nói vào. Có khổ không?” chị Thủy tâm sự.
Nhiều phụ huynh có con đang tuổi lớn có chung nỗi lo con “nhiễm” các drama tiêu cực như vụ drama tình ái của ViruSs
Sợ nhất cái sai thành đúng
Xem gì trên mạng là quyền tự do của mỗi cá nhân, nhưng khi mọi thứ bị chi phối bởi thuật toán, “seeding”, view và những chiêu trò bất chấp văn hóa để nổi tiếng, đôi khi không muốn xem cũng phải xem.
Đây cũng là nỗi lo của nhiều phụ huynh khi con cái đang ở độ tuổi hình thành và phát triển nhận thức, tâm lý xã hội. Anh Trung Danh (kỹ sư xây dựng tại quận 3) bày tỏ băn khoăn về việc những drama tiêu cực lan truyền rầm rộ trên mạng.
“Nếu cái sai cứ được “đẩy” đi, xuất hiện đều đặn trên mạng thì nguy hiểm vô cùng. Giới trẻ, nhất là các bạn nhỏ như con anh chỉ mới đang học trung học, nghiễm nhiên xem điều đó là bình thường. Lâu dần, cái sai trở thành đúng,” anh Trung Danh lo lắng.
Bạn đọc Tuan Duong cũng chia sẻ quan điểm trên Tuổi Trẻ Online, cho rằng việc để những drama tiêu cực, thông tin xấu độc lan truyền rầm rộ trên mạng là thiếu trách nhiệm.
“Xem một vấn đề không tốt là bình thường, làm sao loại bỏ được những điều không tốt trong xã hội? Một người, nhiều người, cả một cộng đồng xem là bình thường thì cái xấu sẽ là bình thường. Thật đáng sợ,” bạn đọc Tuan Duong viết.
Trước thực trạng này, nhiều phụ huynh mong muốn các cơ quan chức năng có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nội dung trên mạng xã hội, đồng thời kêu gọi cộng đồng mạng chung tay lan tỏa những thông tin tích cực, tốt đẹp, góp phần xây dựng môi trường mạng lành mạnh cho con trẻ.
Theo Báo Tuổi Trẻ
Đang được quan tâm
Phụ huynh: Tôi sẽ nổi điên nếu con phải đọc văn có cảnh sex trần trụi


Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng


Lễ công bố và ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 – 2025


Cùng chuyên mục
Dấu hiệu để phụ huynh phân biệt hành vi bình thường với hành vi trầm cảm ở học sinh, thanh thiếu niên


Nhận diện dòng chảy xa bờ: Bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ đuối nước ngay từ bờ biển


Bị bắt nạt ở trường, làm sao để con tin tưởng chia sẻ với bố mẹ?


Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú


